Bình Dương tăng tốc đô thị hóa năm 2020

Hiện tại, tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh Bình Dương đang ở mức trên 75%, một số nơi như Dĩ An tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 83%, Thuận An đạt mức hơn 84%. Tổng diện tích đất đô thị đạt 40.600 héc ta, chiếm tầm 15% diện tích toàn tỉnh.

Bình Dương hiện vẫn đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ đô thị hóa trên 85%; quy mô dân số khoảng 2,5 – 3 triệu người (hiện tại dân số của Bình Dương đang ở mức 2 triệu người). Hàng năm, tỉnh Bình Dương vẫn đón thêm khoảng 90.000 người từ nơi khác đến nhập cư.

Những thông số trên vừa được công bố tại buổi hội thảo “Công nghiệp hóa, đô thị hóa qua thực tiễn ở tỉnh Bình Dương” do Hội đồng lý luận Trung ương kết hợp Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức vào ngày hôm qua (11/3).

Tuy nhiên, nhìn toàn cục, mật độ lấp đầy các khu vực được quy hoạch đô thị trong tỉnh Bình Dương còn khá thấp và kết nối hạ tầng đô thị giữa tỉnh vào Tp.HCM chưa thật sự thông thoáng.



Đô thị hóa Bình Dương
Bình Dương định hướng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của các KCN trên địa toàn bàn tỉnh. Ảnh: TL

Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Bình Dương cũng luôn đi đôi với sự phát triển các KCN tập trung tại tỉnh này. Bên cạnh việc đẩy mạnh đô thị hóa, Bình Dương cũng đưa ra định hướng trở thành một tỉnh có công nghiệp hiện đại tầm nhìn đến năm 2020.

Hiện nay, toàn địa bàn Bình Dương đang có 28 khu công nghiệp (KCN) có tổng diện tích trên 9.000 ha đã đưa vào hoạt động. Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 35 KCN nâng tổng hiện tích lên gần 14.000 ha. Ngoài ra hiện nay Bình Dương cũng đang có 8 cụm công nghiệp đang hoạt động. 

Về các đối tác, nhà đầu tư, toàn tỉnh hiện có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN trong tỉnh. Đứng đầu về số lượng dự án là, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Hoa Kỳ…

Mặc dù các vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc và Đài Loan có lượng dự án đầu tư lớn, nhưng nguồn vốn đầu tư lại đứng thứ 3 so với các quốc gia khác. Nguyên nhân vì phần lớn các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc có quy mô nhỏ và hàm lượng công nghệ thấp.