“Bỏ thanh tra xây dựng phường, xã cho đúng với quy định” năm 2020

Đó là khẳng định của ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, khi Trao đổi với Pháp Luật Tp.HCM về Nghị định 26/2013, ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định: Quy định thanh tra xây dựng chuyên ngành chỉ có hai cấp là cấp bộ và cấp sở, do đó không thể làm khác.


– Theo Nghị định 26 có hiệu lực từ ngày 15-5, thanh tra xây dựng không còn được tổ chức ở phường, xã (Pháp Luật Tp.HCM ngày 3 và 4-4). Tại sao lại bỏ lực lượng này, trong khi thời gian qua họ đã góp phần ngăn chặn đáng kể tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở địa phương?

Việc thí điểm thành lập lực lượng thanh tra xây dựng cấp quận, huyện, xã, phường tại Hà Nội và Tp.HCM đã thực hiện hơn năm năm (theo Quyết định 89/2007/QĐ-TTg). Báo cáo tổng kết của hai TP này khẳng định các lực lượng trên đã hoạt động hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng. Bộ Xây dựng cũng thống nhất ý kiến trên trong báo cáo gửi Chính phủ. Nhưng tới nay thời gian thí điểm đã kéo dài, trong khi Luật Thanh tra quy định thanh tra xây dựng chuyên ngành chỉ có hai cấp là cấp bộ và cấp sở. Vì vậy nghị định không thể quy định khác được.

Vẫn có lực lượng bám cơ sở

– Mô hình mới có khác biệt nhiều so với trước đây?

Theo Nghị định 26, lực lượng thanh tra xây dựng cấp huyện được gọi là các đội thanh tra, chỉ khác là từ nay trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng. Tùy theo yêu cầu quản lý, các đội thanh tra sẽ được điều động nhân lực xuống địa bàn xã, phường.

Ngoài tổ chức điều hành, khác biệt căn bản nhất là các cá nhân thuộc lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng của sở được bố trí ở quận, huyện hoặc xã, phường phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật (phải là kỹ sư chuyên ngành xây dựng, cử nhân kinh tế, cử nhân luật và một số chuyên ngành khác).

 




“Bỏ thanh tra xây dựng phường, xã cho đúng với quy định” năm 2020 2

Ảnh: HTD

Luật xử lý vi phạm hành chính cũng như nghị định sắp được ban hành thay thế Nghị định 23/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đều quy định rất rõ quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Vấn đề ở đây cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thanh tra và chính quyền địa phương.

– Nhiều ý kiến cho rằng nếu duy trì thanh tra xây dựng ở xã, phường thì công tác quản lý địa bàn sẽ tốt hơn, giúp sớm phát hiện và ngăn chặn vi phạm?

Những lo ngại đó chưa hẳn đã đúng. Bởi khi tổ chức thực hiện theo nghị định mới, chúng ta vẫn có lực lượng bám sát cơ sở để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng.

Đủ chuẩn mới được làm thanh tra

– Như vậy với quy định trên, sắp tới số lượng thanh tra xây dựng sẽ giảm đáng kể?

Theo tôi, tại Hà Nội lực lượng này thay đổi rất ít, còn Tp.HCM thì đúng là sẽ giảm đáng kể. Đó là do thời gian qua, lực lượng Thanh tra xây dựng ở Tp.HCM được chuyển đổi từ đội quản lý trật tự xây dựng đô thị. Lực lượng này đảm đương nhiều việc, kể cả thu dọn vỉa hè, trông xe và chưa được chọn lọc theo tiêu chuẩn của pháp luật về thanh tra xây dựng.

Sắp tới, cần phải tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn trong lực lượng thanh tra xây dựng. Còn những người không đủ tiêu chuẩn vẫn có thể tiếp tục những công việc như trông xe, đảm bảo trật tự đường phố… Nhu cầu về thanh tra xây dựng ở quận, huyện, xã, phường cần bao nhiêu người là tùy thuộc vào mức độ đô thị hóa và yêu cầu quản lý của từng địa phương. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng có đề án trình UBND các TP quyết định.