4 kinh nghiệm đầu tư shophouse giúp nhà đầu tư thu lời “mệt nghỉ” năm 2021

Shophouse là kênh đầu tư hấp dẫn hiện đang được giới đầu tư quan tâm và trở thành một trong những sản phẩm được đầu tư nhiều hiện nay. Tuy nhiên không phải bất kỳ dự án bất động sản nào cũng có thể đầu tư và sinh lời cho chủ đầu tư. 

Shophouse Garden tiếp đà tăng nhiệt “cơn sốt” bất động sản Vĩnh Phúc


Flamingo Night Street: song hành tiềm năng kinh doanh và giá trị sinh lời


Shophouse là gì? Phân biệt Shophouse và Nhà liền kề

Theo các chuyên gia bất động sản, khi quyết định đầu tư shophouse nhà đầu tư phải bỏ ra số tiền lớn, vậy nên để đảm bảo shophouse có thể sinh lời, nhà đầu tư cần chú ý đến 4 điều cơ bản sau:

Lựa chọn dự án có tính thanh khoản cao

Đầu tư bất động sản để ở và bất động sản sinh lời là 2 khái niệm khác nhau, để một dự án đem lại khả năng sinh lời cho vốn đầu tư bỏ ra, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần quan tâm là dự án có khả năng thanh khoản số vốn bỏ ra trong bao lâu.

4 kinh nghiệm đầu tư shophouse giúp nhà đầu tư thu lời "mệt nghỉ"

Một dự án có khả năng thanh khoản nhanh cần có 3 yếu tố:

Yếu tố 1: Shophouse phải có vị trí đắc địa

Mục đích của shophouse là vừa kinh doanh, vừa để ở, mà muốn kinh doanh thuận lợi thì phải có vị trí đẹp. Shophouse phải có mặt tiền, gần các trục đường lớn, giao thông thuận tiện và đông dân cư. Điều này quyết định đến việc shophouse có khách hàng hay không.

Yếu tố 2: Đối tượng khách hàng hướng tới là ai?

Nếu shophouse nằm tại các trung tâm thương mại đối tượng chính là dân cư, người mua hàng của các trung tâm đó. Nếu shophouse nằm tại các khu nghỉ dưỡng thì khách hàng chính là khách du lịch, khách nước ngoài.

Yếu tố 3: Khả năng xoay vốn của dự án

Những căn shophouse thường có tính năng sử dụng khá rộng hơn những đầu tư khác, có thể chuyển đổi lại giữa đầu tư thương mại, dịch vụ và sinh hoạt hằng ngày. Điều này quyết định khá lớn tới đối tượng sử dụng, số vốn bỏ ra và thu lại.

Đánh giá tiềm năng kinh doanh của Shophouse

Tiềm năng kinh doanh shophouse được đánh giá cao và sẽ phụ thuộc vào vị trí và cách lựa chọn sản phẩm kinh doanh ở shophouse sao cho phù hợp với sức cạnh tranh và nhu cầu của cư dân tại đây. Tuy nhiên giới chuyên gia xác định giá trung bình tỷ suất lợi nhuận có thể đạt được từ 8 đến 12%, cao hơn so với chung cư thương mại và đặc biệt sẽ có tính gia tăng tốt hơn nhờ vị trí và dân cư ngày một tăng.

Tính toán đến những rủi ro khi mua shophouse

Trong loại hình đầu tư nào, ngoài tính đến lợi nhuận sẽ đạt được, nhà đầu tư nên lường trước những rủi ro có thể xảy ra để hạn chế và phòng tránh chúng. Những rủi ro khi mua shophouse mà người mua cần lưu ý tránh gặp phải là:

+ Giá trị thực và yếu tố thanh khoản

+ Các căn hộ Shophouse sẽ có mức giá đầu tư lớn cao hơn so với căn hộ thông thường ít nhất khoản 20% và vì vậy mà cần phải có những bước tính toán cẩn thận về khả năng thanh khoản, lợi nhuận kỹ càng để tránh mua giá cao, đặc biệt ở những dự án Shophouse cao cấp, nổi bật.

4 kinh nghiệm đầu tư shophouse giúp nhà đầu tư thu lời "mệt nghỉ"

+ Lưu ý về thời hạn sử dụng: bạn đã biệt rào cản của nhà Shophouse đó là có những loại hình chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm. Vì vậy, cần phân biệt loại Shophouse có thời hạn 50 năm và loại có thời gian sử dụng lâu dài tránh mua nhầm. Vấn đề thời hạn đối với nhà đầu tư mua bán Shophouse sinh lời sẽ không đáng ngại nhưng nếu là nhà đầu tư lướt sóng thì rất có thể đây là vấn đề cần phải quan tâm. Trong trường hợp này cần tìm hiểu kỹ về pháp lý, nhà Shophouse hay căn hộ Shophouse chung cư và có thể tìm hiểu về cam kết của chủ đầu tư về việc gia hạn thêm thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm.

+ Bên cạnh đó, đối với những Shophouse đang xây dựng và chưa bàn giao thì chắc chắn rủi ro về tiến độ bàn giao cũng là vấn đề cần cân nhắc kỹ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền bạc, kế hoạch đầu tư sinh lời, cơ hội mua bán.

Shophouse phải rõ ràng về mặt pháp lý

Mua bán căn hộ Shophouse cần có hợp đồng mua bán và để đảm bảo quyền lợi về pháp ký, tính an toàn trong giao dịch thì cần lưu ý đến các vấn đề sau:

+ Thỏa thuận giá mua bán căn hộ Shophouse

+ Xác định rõ thời hạn bàn giao căn hộ Shophouse

+ Chất lượng công trình bàn giao: loại vật liệu, nội ngoại thất, điều kiện bàn giao chi tiết.

+ Thỏa thuận giá quản lý, dịch vụ, điện nước, đơn vị quản lý vận hành khi đưa vào sử dụng kinh doanh

+ Thỏa thuận và quy định và điều khoản điều kiện và các mặt hàng được và không được phép kinh doanh tại Shophouse đó.

+ Vấn đề công chứng hợp đồng mua bán: nếu mua bán từ chủ đầu tư, đơn vị có chức năng phân phối bất động sản hợp pháp thì không phải công chứng. Nếu là mua Shophouse của tư nhân… thì cần phải có công chứng. Nhưng tốt hơn hết bạn không cần phải biết là hợp đồng có bắt buộc công chứng hay không mà nên đảm bảo tối ưu pháp lý hợp đồng bằng cách công chứng hợp đồng đầy đủ.

Đầu tư có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đây là những yếu tố cơ bản, cần thiết nhất mà nhà đầu tư cần lưu ý để dự án có thể sinh lời trong tương lai, nhà đầu tư đạt được lợi nhuận mong muốn.

 


Tác giả bài viết Các chính sách quản lý 4 kinh nghiệm đầu tư shophouse giúp nhà đầu tư thu lời “mệt nghỉ”
Thái Hữu Hà BDS Nha Trang: 0913703757