Shoptel là gì? Có nên đầu tư shoptel không? năm 2021

Thời gian gần đây, bên cạnh các loại hình BĐS truyền thống như chung cư, biệt thự, đất nền,..quen thuộc, nhiều loại hình BĐS mới cũng xuất hiện thu hút sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư. Trong đó loại hình shoptel đang lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư bởi có nhiều ưu điểm và lợi nhuận hấp dẫn.

Vì sao nên chọn mua chung cư thay vì nhà đất?


3 kinh nghiệm đầu tư đất nền chắc thắng


Đặt cọc, giữ chỗ: Hiểu sao cho đúng và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư?

Định nghĩa về shoptel

Shoptel là loại hình BĐS mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2016. Hiện nay, loại hình này chưa được khai thác mấy, chủ yếu mới xuất hiện tại các dự án BĐS du lịch – nghỉ dưỡng dưới hình thức xen kẽ với các shophouse vừa ở vừa kinh doanh truyền thống.

Shoptel là gì? Có nên đầu tư shoptel không?Shoptel Aqua City Hạ Long

Khái niệm shoptel là từ được ghép giữa các từ shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn). Có thể hiểu đây là loại hình nhà phố thương mại cho phép kết hợp giữa các dịch vụ kinh doanh mua sắm và dịch vụ lưu trú khách du lịch. Như vậy, nhà đầu tư có thể khai thác chức năng của tòa nhà tối đa hơn, mang về lợi nhuận lớn hơn so với các loại hình truyền thống như shophouse hay condotel, hometel.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng khai thác của shoptel là rất lớn vì các dự án shoptel thường được đặt tại các vị trí đắc địa, hơn nữa lại có thể khai thác tối đa để cho thuê dưới sự hỗ trợ của các đơn vị quản lý khách sạn.

Đặc điểm của loại hình shoptel

Shoptel có nhiều đặc điểm khá giống với shophouse, loại hình nhà ở thương mại truyền thống nhưng cũng có một vài đặc điểm riêng quý khách hàng và nhà đầu tư nên lưu ý.

  • Shoptel được xây dựng và thiết kế từ 2 – 5 tầng.
  • Shoptel thường được đặt tại các khu vực trung tâm kinh doanh, nằm trong các quần thể du lịch – nghỉ dưỡng lớn.
  • Tầng 1 – 2 của shoptel thường là không gian kinh doanh dịch vụ thương mại cho thuê, chủ yếu phục vụ khách du lịch, khách vãng lai.
  • Tầng 3 trở đi là các phòng khách sạn mini với tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao thích hợp để ở hoặc cho thuê nhằm tăng giá trị khai thác cho ngôi nhà.
  • Các dự án shoptel thường có mức cam kết lợi nhuận từ chủ đầu tư và sự hỗ trợ từ một đơn vị vận hành quản lý khách sạn chuyên nghiệp hỗ trợ khi cho thuê lưu trú nghỉ dưỡng.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình shoptel

Ưu điểm

Dễ thấy shoptel có nhiều ưu điểm ưu việt hơn với các loại hình khác khi hội tụ nhiều loại hình BĐS, tập hợp ưu thế của các loại hình:

  • Kết hợp ưu điểm nhiều loại hình BĐS nghỉ dưỡng: Shoptel tổng hợp giữa shophouse, condotel, hotel,..cũng như ưu điểm của các loại hình BĐS nghỉ dưỡng khác nên tạo nên lợi thế lớn với chức năng đa dạng, đáp ứng bất cứ yêu cầu kinh doanh, đầu tư của khách hàng.
  • Vị trí đẹp và đắc địa: Nếu như shophouse chủ yếu nằm tại các mặt đường đẹp trong thành phố thì shoptel thường đặt tại các khu phố đi bộ, phố chính, phố trung tâm đắt giá nhất của các khu du lịch biển. Do đó, shoptel vừa tận dụng được nguồn khách du lịch lớn thường chi tiêu nhiều, vừa có lưu lượng khách vãng lai tốt.
  • Tiện ích được đầu tư đa dạng, đồng bộ: Với đặc thù là sản phẩm có thể khai thác cho các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng; shoptel thường nằm gần các địa điểm du lịch đẹp, có hạ tầng tiện ích hoàn thiện đa dạng, chất lượng nên cho dù để ở hay để cho thuê đều có lợi. Cảnh quan xung quanh các dự án shoptel cũng sẽ đẹp hơn, trong lành hơn vì gần khu du lịch.
  • Thiết kế tối ưu: Không gian trong shoptel sẽ được tối ưu diện tích để vừa có thể cho thuê kinh doanh vừa có thể cho thuê lưu trú. Thiết kế shoptel thường đẹp và thanh lịch để thu hút khách du lịch, lại còn được trang bị tiện ích đáp ứng yêu cầu lưu trú.
  • Khai thác, vận hành nhiều thuận lợi: Chủ sở hữu kinh doanh shoptel do khai thác thêm dịch vụ lưu trú nên thường được chủ đầu tư dự án hỗ trợ bằng cách kết hợp với một đơn vị quản lý khách sạn uy tín, giúp việc vận hành shoptel trở nên dễ dàng hơn.
  • Chính sách tốt: Hiện tại, shoptel là loại hình mới nên chủ đầu tư thường có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư. Trong đó sẽ có cam kết lợi nhuận trong những năm đầu tiên và cam kết trong việc khai thác, vận hành, tối ưu dòng tiền để nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận kỳ vọng, đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư.

Nhược điểm:

  • Vốn đầu tư lớn: Là loại hình kinh doanh nhiều tiềm năng nhưng shoptel thường có mức vốn đầu tư khá lớn. Do tích hợp nhiều mô hình BĐS nên shoptel có diện tích rộng, lại còn được đặt tại các vị trí đẹp nhất trong các quần thể du lịch.
  • Tiềm năng đi kèm rủi ro: Tất nhiên các dự án đầu tư shoptel có vị trí tốt, lại được hỗ trợ từ các đơn vị vận hành, quản lý khách sạn; nhưng vấn đề kinh doanh vẫn phụ thuộc vào nhà đầu tư; nếu nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và chiến lược sẽ dễ gặp rủi ro.
  • Khó quản lý: Nếu như loại hình shophouse bạn có thể ở luôn căn shophouse để quản lý, hay condotel đã có đơn vị quản lý khách sạn chuyên nghiệp vận hành; thì shoptel tích hợp cả dịch vụ lưu trú và cho thuê mặt bằng kinh doanh sẽ khó quản lý hơn. Một phần vì dự án thường nằm tại các khu du lịch, không tiện cư trú lâu dài; phần vì việc quản lý khách lưu trú thường khá khó khăn khi bạn có nhiều phòng cho thuê, lại cho thuê ngắn hạn.
  • Pháp lý về shoptel: Hiện nay, pháp lý cho shoptel vẫn chưa được xây dựng và quy định kỹ càng, chủ yếu vẫn dựa trên các quy định về shophouse, kể cả thời hạn sở hữu. Tuy nhiên, tại một số dự án BĐS nghỉ dưỡng chủ đầu tư được hỗ trợ từ chính quyền địa phương thì shoptel có thể sở hữu lâu dài.

Pháp lý về shoptel

Shoptel là loại hình bất động sản mới vì vậy các chính sách áp dụng cho loại hình này đang dựa trên các điều luật, quy định có sẵn tại các văn bản pháp luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Cho thuê Bất động sản. Do đó khi đầu tư shoptel quý khách hàng và nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các chính sách quy định về shoptel cụ thể để đảm bảo tốt nhất quyền lời của mình.

Thời hạn sở hữu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các mô hình đầu tư bất động sản kinh doanh nghỉ dưỡng đều được xây dựng trên đất được nhà nước giao, thu tiền sử dụng đất hàng năm với thời hạn sử dụng là 50 năm bằng với thời gian giao đất cho chủ đầu tư. Đối với các dự án được phê duyệt xây dựng với mục đích là đất kinh doanh thương mại, du lịch shoptel hay condotel, shophouse thì thời hạn sử dụng cũng không quá 50 năm, trừ một số dự án được cấp phép sở hữu lâu dài.

Do đó, thời hạn sở hữu của shoptel là 50 năm.

Chuyển nhượng sản phẩm

Theo quy định thì người đầu tư kinh doanh shoptel có quyền chuyển nhượng, mua bán sản phẩm BĐS này nếu như không có tranh chấp và đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, sau khi sang nhượng thời hạn sử dụng của shoptel sẽ vẫn tính từ thời gian kể từ người sở hữu đầu tiên mua, có nghĩa là thời hạn sử dụng của shoptel sẽ giảm dầm. Vì thế, người mua bán, chuyển nhượng shoptel cần lưu ý xem xét kỹ vấn đề này trước khi đưa ra quyết định mua bán.

Ngoài ra, các khoản chi phí khi chuyển nhượng lại shoptel sẽ được tính như sau:

  • Shoptel mới ký thỏa thuận đặt cọc, văn bản thỏa thuận, chưa ký Hợp đồng mua bán (HĐMB): Chuyển nhượng không mất phí.
  • Shoptel đã ký HĐMB nhưng chưa bàn giao: Phí chuyển nhượng trị giá 2%GĐMB và lệ phí trước bạ. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mang tên chủ mới.
  • Shoptel đã nhận bàn giao nhà nhưng chưa cấp sổ hồng: Phí chuyển nhượng trị giá 2%HĐMB và lệ phí trước bạ. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mang tên chủ cũ.
  • Shoptel đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản: Phí sang tên 2%GTCH và lệ phí trước bạ. Giấy chứng nhận để tên chủ mới.

Thủ tục quản lý khách lưu trú

Theo quy định của pháp luật, các khách lưu trú tại shoptel đều cần được đăng ký cư trú ngắn hạn tại các cơ quan pháp luật có thẩm quyền để kiểm soát và bảo đảm an ninh.

Có nên đầu tư shoptel ?

Shoptel là một sản phẩm đầu tư tiềm năng lớn khi hướng tới đối tượng khách du lịch trẻ, thích tận hưởng và đề cao sự tiện lợi khi đi du lịch. Đồng thời, sản phẩm này còn có thể khai thác được nguồn thu từ khách vãng lai lớn ghé qua các điểm du lịch nổi tiếng, chi trả cho các dịch vụ, mua sắm các sản phẩm quà lưu niệm, quà du lịch,…. Do đó, lợi nhuận từ shoptel có thể đạt tới 12 – 15%/năm.

Ngoài ra, các dự án shoptel thường có cam kết lợi nhuận có thời hạn và hỗ trợ cho khách hàng trong việc quản lý, vận hành và khai thác sản phẩm. Điều này giúp nhà đầu tư có thể tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Dựa trên những ưu điểm của dự án BĐS cũng như nhu cầu đầu tư, quý khách hàng và nhà đầu tư có thể cân nhắc để đưa ra quyết định chính xác nhất.


Tác giả bài viết Các chính sách quản lý Shoptel là gì? Có nên đầu tư shoptel không?
Thái Hữu Hà BDS Nha Trang: 0913703757