Phường Mai Dịch bất lực trước sai phạm nhà đất năm 2020

Sở hữu đất ở có đủ giấy chứng nhận QSDĐ, 4 hộ dân tại Tổ 4 phường Mai Dịch bất ngờ bị hàng xóm xây lấn diện tích kéo dài từ năm 2008. Vụ xâm phạm rõ như ban ngày, nhưng UBND phường dường như đang “bất lực” nên chưa đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời.

Theo đơn khiếu nại của anh Nguyễn Hồng Tiên, người được Ủy quyền sử dụng một phần diện tích trong lô đât thửa 115, tờ bản đồ số 13 thuộc tổ 4 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy gửi đến báo Dân trí cho biết: Lô đất này có nguồn gốc của một chủ, sau đó bán lại cho 4 người gồm: Lê Xuân Ngọc, Phạm Thị Hạnh, Lê Thanh Sơn, Lê Thị Tâm. Khi lập hợp đồng chuyển nhượng, người chủ cũ thống nhất bỏ ra 19m2 làm ngõ đi chung cho các hộ gia đình được thể hiện trên bản đồ với chiều dài 13,2m2 và chiều rộng là 1,5m.
Hà Nội: Phường Mai Dịch bất lực trước sai phạm nhà đất | ảnh 1
Bức tường ông Bích xây lấn vào đường đi chung hơn nửa mét (Ảnh: Ngọc Cương)

Năm 2002, 4 hộ dân tại thửa đất 115, tờ bản đồ số 13 đều được Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Lê Quý Đôn ký Quyết định cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Kể từ đó đến năm 2008, các hộ dân đi lại bình thường trên lối đi chung, không xảy ra tranh chấp hoặc khiếu kiện. Giai đoạn 2005 – 2011, chủ sở hữu 4 lô đất này lần lượt ký hợp đồng chuyển giao cho 4 người mới gồm: Nguyễn Đức Vương, Phạm Quốc Bảo, Phạm Văn Thân, Đỗ Viết Tuấn. Tất cả đều xác nhận thửa đất có lối đi vào, trước nhà có lối đi chung được thể hiện rõ trên bản đồ.

Từ năm 2008, ông Nguyễn Đức Bích, chủ thửa đất 107, tờ bản đồ số 13 nằm liền kề với ngõ đi chung đã tự ý cho xây dựng bức tường chắn dài hơn 10m, cao 80cm, lấn vào lối đi chung của các hộ gia đình đang sống trên lô đất thửa 115, tờ bản đồ số13 đến 0,5m, vì cho rằng đó là phần đất thuộc sở hữu của gia đình mình. Trong khi lô đất của ông Bích còn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ sau tất cả các hộ gia đình.

Không chỉ có vậy, ông Bích còn buộc các hộ dân phải đóng tiền để được sử dụng lối vào rộng khoảng 80cm nằm song song với một phần diện tích đất nhà mình, với lý do diện tích này thuộc sở hữu của gia đình. Vì nhu cầu đi lại hàng ngày, một số hộ dân đã chấp nhận đóng tiền theo yêu cầu của ông Nguyễn Đức Bích. Bức tường do ông Nguyễn Đức Bích xây dựng vẫn tồn tại ngang nhiên suốt từ năm 2008 đến nay.

Hà Nội: Phường Mai Dịch bất lực trước sai phạm nhà đất | ảnh 2
Muốn vào nhà, các gia đình phải nộp tiền lối đi cho ông Bích (Ảnh: Ngọc Cương)

Theo lời các hộ dân sinh sống tại đây, sau khi sự việc xảy ra, các hộ đã làm đơn báo cáo lên UBND phường Mai Dịch, nhưng đến lúc này vụ việc vẫn chưa được giải quyết, bức tường thì vẫn ngang nhiên tồn tại gây khó khăn cho sinh hoạt, trong khi công trình không có giấy phép xây dựng.
Vụ việc nhức nhối tồn tại kéo dài từ năm 2008, nhưng UBND phường Mai Dịch dường như không hay biết sai phạm xảy ra trên địa bàn mình. Trao đổi với PV Dân trí ngày 14/8/2012, Phó Chủ tịch phụ trách mảng đô thị – xây dựng Trương Văn Chính khẳng định mới chỉ nắm bắt sự việc qua đơn thư các hộ dân vừa gửi lên. Ông Chính từ chối nhận định mức độ đúng – sai, hoặc nêu ra hướng giải quyết với lý do cần kiểm tra lại hồ sơ lưu trước khi phát ngôn. Theo trình tự Phó Chủ tịch phường Mai Dịch đề ra, trước hết phường sẽ tiến hành mời các hộ dân ra UBND phường hòa giải. Nếu công trình xâm hại vào đất công sẽ yêu cầu chủ sở hữu dỡ bỏ, trả lại hiện trạng ban đầu vốn có.

Lãnh đạo UBND phường Mai Dịnh khẳng định không hề nghe thấy các hộ dân phản ánh việc phải bỏ tiền mua lối đi chung dẫn vào nhà, bởi theo quy định khi đất được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì đã phải có lối đi chung. Để xác định phần diện tích lối đi vào các hộ dân sống trên lô đất thửa 115, tờ bản đồ số13 có phải đất công hay không, phóng viên Dân trí đề nghị được xem tờ bản đồ địa chính phường Mai Dịch, nhưng đề nghị này không được UBND phường Mai Dịch đáp ứng.

Để tránh va chạm và bảo đảm quyền lợi, các hộ dân sinh sống trên lô đất thửa 115, tờ bản đồ số13, tổ 4 phường Mai Dịch kiến nghị các cơ quan chức năng cho thẩm định lại diện tích được cấp giấy chứng nhận QSDĐ giữa các hộ gia đình. Ai xây dựng không đúng diện tích phải dẹp bỏ công trình đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các hộ gia đình, để các hộ dân yên ổn cuộc sống.

(Theo Dân trí)